Chuyển tới nội dung
Home » Chất làm loãng máu tự nhiên ngăn ngừa cục máu đông | thuốc chống đông máu | Kiến thức sức khoẻ hữu ích nhất

Chất làm loãng máu tự nhiên ngăn ngừa cục máu đông | thuốc chống đông máu | Kiến thức sức khoẻ hữu ích nhất

Bạn đang tìm chủ đề thuốc chống đông máu đúng không? Nếu đúng thì mời bạn xem bài viết chi tiết về chủ đề này ngay sau đây nhé.

Chất làm loãng máu tự nhiên ngăn ngừa cục máu đông | Kiến thức chăm sóc sức khoẻ tại nhà hữu ích.

[button color=”primary” size=”medium” link=”#” icon=”” target=”false” nofollow=”false”]XEM HƯỚNG DẪN BÊN DƯỚI VIDEO[/button]

Ngoài việc xem những kiến thức chăm sóc sức khoẻ tại nhà này bạn có thể xem thêm nhiều thông tin có ích khác do Trung Tâm Thể Dục Maxfit cung cấp tại đây nhé.

thuốc chống đông máu và các Nội dung liên quan đến đề tài.

Nguyên lý các thuốc chống đông [Phan Trúc]


Những lưu ý khi dùng thuốc chống đông máu trong điều trị rung nhĩ

Thuốc chống đông máu là loại thuốc không thể thiếu trong điều trị rung nhĩ, hiện tại đã có thuốc chống đông thế hệ mới, dùng không cần kiểm tra chỉ số đông máu và ăn kiêng. Bác sỹ sẽ cho bạn biết các loại thuốc đó là gì và chi phí là bao nhiêu trong video này.
Câu hỏi: Xin hỏi bác sỹ khi sử dụng thuốc kháng đông trong điều trị rung nhĩ thì cần hạn chế thực phẩm giàu vitamin K, bác sỹ có thể nói rõ hơn về chế độ ăn cho người rung nhĩ đang dùng thuốc kháng đông ạ?
Giải đáp của chuyên gia:
Vâng đây là một câu hỏi rất là thiết thực đối với những bệnh nhân bị rung nhĩ phải dùng thuốc kháng đông. Trước tiên tôi xin nói thuốc kháng đông là gì? Hiện tại, thuốc kháng đông có hai nhóm chính: Một nhóm là thuốc kháng đông kháng Vitamin K, tức là tác động chống lại yếu tố vitamin K, là một trong những yếu tố cần thiết để cho quá trình hình thành cục máu đông., chống vitamin K để ngăn ngừa cục máu đông. Thuốc này đã được sử dụng từ rất nhiều năm, từ những thập niên 50 của thế kỷ trước cho đến tận bây giờ. Đặc biệt của thuốc là rất rẻ, sử dụng cũng tương đối dễ dàng, nhưng khi dùng những thuốc này có một số nhược điểm. Ví dụ như khoảng ranh giới giữa mức độ an toàn với có hại của thuốc rất mỏng manh. Vì vậy, khi sử dụng thuốc này chúng tôi phải theo dõi chỉ số, gọi là tỷ lệ prothrombin. Tỷ lệ Prothrombin là một yếu tố liên quan chặt chẽ đến việc hình thành cục máu đông trong lòng mạch. Và để theo dõi tỷ lệ Prothrombin này có một chỉ số gọi là INR (viết tắt của từ international normalized ratio) tức là một tỷ lệ đã chuẩn hóa quốc tế của Prothrombin). Và để không hình thành cục máu đông trong cơ thể thì chỉ số INR phải duy trì luôn luôn là từ 2 cho đến 3. Vì thế khi sử dụng các thuốc kháng đông kháng vitamin K sẽ phải điều chỉnh liều thuốc để duy trì sao cho an toàn, còn nếu INR trên 3 thì nguy cơ chảy máu, mà dưới 2 thì không có tác dụng trong việc ngăn ngừa cục máu đông. Đặc biệt nữa vì là thuốc ức chế viatmin K nên nó bị ảnh hưởng bởi các thuốc cũng như là chế độ ăn. Ví dụ các loại rau màu xanh sẫm như rau cải, các họ nhà cải có thể ảnh hưởng, tác động thay đổi môi trường hoạt hóa của thuốc kháng vitamin K trong quá trình ngăn ngừa đông máu. Cho nên thường khi sử dụng các thuốc kháng vitamin K này, chúng tôi phải khuyến cáo bệnh nhân không được ăn các loại rau xanh, ví dụ như các rau họ nhà cải và khi sử dụng các loại thuốc có liên quan đến chuyển hóa qua gan cũng phải tham khảo ý kiến bác sỹ để xem thuốc nào dùng được với loại thuốc kháng đông này hoặc thuốc nào không nên sử dụng.
Nhưng cũng rất may cho người bệnh trong vòng khoảng một thập kỷ gần đây, mà đến bây giờ vẫn đang là vấn đề thời sự của y khoa, đấy là một nhóm thuốc kháng đông thế hệ mới. Nhóm thuốc này là một sự tiến bộ ưu việt, hay người ta gọi là một cuộc cách mạng 3.0 trong việc ngăn ngừa cục máu đông ở bệnh lý rung nhĩ cũng như ngăn ngừa huyết khối ở nhiều bệnh lý khác. Thuốc kháng đông thế hệ mới này cũng tác động trực tiếp vào quá trình hình thành cục máu đông nhưng không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, không phải xét nghiệm thử tỷ lệ prothrombin thường xuyên và lại có tác dụng kéo dài. Lợi ích của thuốc này phần lớn thì là đều tốt hơn là thuốc kháng đông kháng vitamin K truyền thống chúng ta dùng, và tác dụng phụ cũng ít hơn là thuốc kháng vitamin K. Hiện tại, cái thuốc này cũng có ở thị trường Việt nam và trên thế giới đã được đưa vào sử dụng rất nhiều ở các châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản, Trung quốc. Tuy nhiên một nhược điểm của thuốc này là giá thành còn cao.

Câu hỏi: Bác sỹ có thể chia sẻ thêm tên của loại thuốc đó được không ạ?
Giải đáp của chuyên gia:
Cái nhóm thuốc vitamin K chúng ta đã sử dụng rất quen thuộc ở Việt Nam đó là Warfarin và Sintrom. Những thuốc này thì rất là quen thuộc rồi. Thuốc kháng đông thế hệ mới thì hiện tại ở thị trường của Việt Nam có hai loại, thứ nhất là Dabingatran và hai là Rivaroxaban, đã được Bộ y tế cho lưu hành tại VN.

rungnhi benhrungnhi thuocdieutrirungnhi thuockhangdong thuocchongdong thuocchongdongmau dieutrirungnhi

Hãy đăng ký theo dõi kênh roiloannhiptimvaphuongphapdieutri để cập nhật nhiều video hữu ích về cách làm giảm nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim:
Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn nào về bệnh tim đập nhanh, ngoại tâm thu, rối loạn nhịp, bạn có thể gọi tới số 0966.491.285 để được tư vấn
Website:
Facebook:

[Pharmog SS1 Tập 03] Dược lý thuốc chống đông, thuốc cầm máu


Mình lấy video của 1 bạn cùng khóa quay đc . Vì thế mình tổng hợp lại lên youtube của mình
Trong video cũng có ghi tên của bạn đó.
vì khi bạn ấy up lên là từng phần riêng lẻ nên mình đã cố gắng tập hợp thành 1 video
Chúc các bạn học và ôn thi Dược Lý thật tốt

Xử trí biến chứng chảy máu liên quan đến thuốc chống đông và chống ngưng tập tiểu cầu


[GÓC TƯ VẤN CHUYÊN GIA ]

NGƯỜI BỆNH TIM MẠCH ĐANG DÙNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG MÁU PHẢI LÀM GÌ KHI ĐƯỢC TIẾN HÀNH PHẪU THUẬT?

Câu hỏi của bạn đọc gửi về Alobacsi: “Con trai tôi 21 tuổi bị hở van 2 lá bẩm sinh đã được thay van cơ học. Hiện tại cháu đang uống thuốc chống đông nhưng vì cháu bị viêm amidan phải cắt, cháu có thể ngừng uống thuốc để điều trị amidan được không? Và cần lưu ý những gì ạ?

Cùng nghe giáp đáp của chuyên gia:

🌺 BS Đỗ Văn Bửu Đan Trưởng khoa Điện sinh lý tim, Bệnh viện Tim Tâm Đức.

🤝🤝 Trân trọng cảm ơn Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe trái tim cho người bệnh tim mạch đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này!

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

🎗🎗Gửi đến email: [email protected]

👉👉 Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang ALOBACSI.VN

👉👉 Gửi câu hỏi tới địa chỉ Fanpage: AloBacsi Hỏi bác sĩ trả lời

📞 Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 19g, HOTLINE: 08983 08983

Thuốc kháng đông | GS. TS. Trương Quang Bình


Về huyết học, anh BSNT. Phan Trúc là 1 trong những chuyên gia về ngành này. Các bạn có thể tham khảo video của anh nhé:
Bắc có Khánh Dương, Nam có Phan Trúc 😍😍😍😍

Chuỗi video về Dược lâm sàng:

Thuốc kháng vitamin K: Warfarin, Acenocoumarol.
Dược lý Dược lâm sàng.
Môn: Dược lâm sàng 2 Sử dụng thuốc trong điều trị.
Đối tượng: Dược sĩ, Bác sĩ đa khoa.
Số tiết: 1 tiết.

I. KHÁI NIỆM.
Thuốc chống huyết khối (antithrombotics): ngăn ngừa và điều trị huyết khối là các thuốc có tác dụng ngăn ngừa và điều trị huyết khối. Bao gồm 3 loại thuốc:
+ Thuốc chống kết tập tiểu cầu (anti platelets): Aspirin, clopidogrel, ticagrelor, prasugrel…
+ Thuốc chống đông (anti coagulants): Tạo ra môi trường giảm đông (hypocoagulability) chứ không phải mất đông (acoagulability).
Cơ chế: tác động lên thrombin hoặc yếu tố Xa hoặc nhiều yếu tố (VD: Warfarin ức chế II, VII, IX, X).
+ Thuốc tiêu sợi huyết (fibrinolytics): Streptokinase, urokinase, rtPA, tenectaplase…
Dùng tiêu huyết khối trong tình trạng khẩn cấp như Nhồi máu cơ tim ST chênh (STEMI) do huyết khối.

Con đường đông máu: Có 2 con đường là con đường đông máu nội sinh và con đường đông máu ngoại sinh.
Gọi là con đường đông máu nội sinh vì yếu tố khởi phát nằm trong mạch máu. Gọi là con đường đông máu ngoại sinh vì yếu tố khởi phát nằm ngoài mạch máu.
+ Xét nghiệm TCK (tên khác: aPTT): Dùng để theo dõi con đường đông máu nội sinh.
Theo dõi heparin: do việc sử dụng heparin có tác động feedback lên con đường đông máu nội sinh.
+ Xét nghiệm TQ: Dùng để theo dõi con đường đông máu ngoại sinh.
+ Xét nghiệm Thời gian thrombin (TT) = con đường chung.
+ INR: Theo dõi tác dụng kháng đông của các thuốc kháng vitamin K (warfarin, acenocoumaron).
+ Số lượng tiểu cầu: phát hiện rối loạn đông cầm máu.

II. CÁC THUỐC KHÁNG ĐÔNG.
Heparin: Gồm Heparin không phân đoạn và Heparin TLPTT (thường gặp là enoxaparin).
Thuốc kháng vitamin K: Warfarin, acenocoumarol…
Thuốc kháng đông thế hệ mới:

III. THUỐC KHÁNG VITAMIN K.
1. Cơ chế.
Vitamin K antagonist: VKA hoặc AVK.
Các thuốc kháng vitamin K ức chế enzym vitamin Kepoxidereductase và vitamin Kreductase, qua đó ức chế sự “tái chế” của vitamin Vitamin K1 → cạn kiệt dạng hoạt động (Quinol). Vì thế, bổ sung trực tiếp vitamin K1 có thể đảo ngược tác dụng kháng đông của vitamin K.

AVK có cấu trúc tương tự như vitamin K và hoạt động như chất ức chế cạnh tranh của enzyme → Thuật ngữ “chất đối kháng vitamin K” là một cách viết nhầm, vì các loại thuốc không trực tiếp đối kháng với hoạt động của vitamin K theo nghĩa dược lý, mà là sự tái chế của vitamin K.

Tại gan, vitamin K tham gia vào quá trình tổng hợp:
+ 4 yếu tố đông máu: II, VII, IX, X.
+ 2 yếu tố chống đông: protein C và protein S.
Tác động của thuốc kháng vitamin K:
+ Kháng đông: cần 4 – 5 ngày để tác động.
+ Phản ứng “tăng đông nghịch đảo” thoáng qua do sự sụt giảm protein C và protein S.

Lý giải cho Hiệu ứng tăng đông nghịch đảo:
Sự tổng hợp các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K bị ức chế rất sớm, tuy nhiên, cần phải có thời gian để các yếu tố đông máu đã được tổng hợp giảm đi.
VII giảm nhanh nhất với t1/2 ngắn nhất (5 – 6 giờ).
Protein C có t1/2 = 5 – 6 giờ → sau 24 – 48 giờ đầu sau khi uống thuốc có thể có tình trạng tăng đông nghịch đảo do nồng độ protein C giảm trong khi nồng độ các yếu tố II, IX, X vẫn còn ở mức bình thường, phải mất 4 – 5 ngày để có thể tác động hoàn toàn.
→ Chống đông khẩn cấp, không dùng warfarin mà dùng heparin!

II. PHÂN LOẠI.
Nhóm Indanedion: Fluindione (Anisindione, phenindione không còn lưu hành)
Hiện nay nhóm này (ngoại trừ fluindione) hầu như không còn được lưu hành do có nhiều phản ứng phụ không liên quan với tác dụng chống đông (giảm bạch cầu hạt, suy thận cấp, suy gan, suy tủy do cơ chế miễn dịchdị ứng).
Nhóm coumarin: Warfarin, acenocoumarol…

III. DƯỢC ĐỘNG HỌC.
+ Hấp thu ở ống tiêu hóa.
+ Bản chất acid yếu. Gắn albumin huyết tương 95 – 97%.
+ Đào thải qua nước tiểu.
+ Đi qua hàng rào nhau thai.
+ Indanedione qua được sữa mẹ, nhưng coumarin thì ít.

IV. CHỈ ĐỊNH.
Chỉ định của AVK: Ngừa huyết khối trong bệnh cảnh có nguy cơ tạo huyết khối cao.
Bệnh tim có liên quan đến van tim
+ Rung nhĩ do van tim.
+ Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trên van tim.
+ Bệnh van tim có giãn nhĩ trái nặng.
+ Hậu phẫu 3 tháng sau thay van sinh học.
+ Thay van cơ học.
Hậu nhồi máu cơ tim .
Phẫu thuật khớp háng, rung nhĩ nguy cơ tắc mạch cao.
Bệnh lý viêm động mạch.
Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới và thuyên tắc phổi.

V. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ.
Đa số trường hợp: duy trì INR từ 2 – 3, trung bình 2,5.
Một số trường hợp (VD: Van cơ học vị trí van 2 lá): 2,5 – 3,5.
Khởi đầu với liều thấp, chỉnh liều theo INR.
Theo dõi INR thường xuyên (không ít hơn 1 lần/tháng) hoặc khi dùng thêm thuốc có khả năng tương tác thuốc.

Hết khoảng trống để viết…

Đang uống thuốc chống đông máu có tiêm vắc xin Covid19 được không?


Chất làm loãng máu ngăn ngừa cục máu đông hình thành và giúp lưu thông máu thông suốt các tĩnh mạch và động mạch.

Gừng: Gừng là một loại thảo dược có thể giúp giảm đông máu. Gừng có thể ngăn ngừa cục máu đông mới và giảm nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy tuần hoàn máu khỏe mạnh khắp cơ thể. Một nghiên cứu năm 2002 được công bố cho thấy rằng gừng có thể được sử dụng như một chất làm giảm cholesterol, thuốc chống huyết khối và chống viêm.

Củ nghệ: Củ nghệ được biết đến như một loại thảo mộc chống viêm tự nhiên, nhưng nó cũng hoạt động như một chất làm loãng máu tự nhiên. Điều này xảy ra chủ yếu là do hàm lượng chất curcumin. Curcumin có thể giúp ngăn ngừa tiểu cầu kết lại với nhau và hình thành cục máu đông.

Tỏi: Tỏi rất tốt cho sức khỏe tim mạch của bạn và thậm chí còn có lợi hơn nếu bạn có nguy cơ bị cục máu đông. Các hợp chất chứa lưu huỳnh như adenosine, allicin và parafinic polysulfides trong tỏi hoạt động như chất làm loãng máu. Tỏi cũng có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu và chất béo trung tính, do đó có thể làm giảm nguy cơ hình thành mảng bám và các cơn đau tim.

Quế: Quế là một chất chống đông tự nhiên hiệu quả khác. Nó chứa coumarin, một chất hóa học hoạt động như một chất chống đông mạnh. Thảo dược này thậm chí còn có khả năng hạ huyết áp và giảm các tình trạng viêm và giảm nguy cơ bị đột quỵ.

Ớt có tác dụng làm loãng máu mạnh mẽ và cũng làm tăng lưu thông máu. Nó chứa một hóa chất được gọi là capsaicin có thể giúp loại bỏ các chất lắng lipid thu hẹp động mạch và có thể giúp làm giãn động mạch và các mạch máu để làm sạch cục máu đông. Ớt cũng giúp làm giảm nồng độ fibrin, một protein không hòa tan đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành cục máu đông.

Vitamin E: Vitamin E có nhiều lợi ích bao gồm cải thiện tuần hoàn máu và ngăn ngừa cục máu đông. Khi uống, vitamin E có thể làm giảm sự kết tập tiểu cầu bằng cách cải thiện độ nhạy với prostaglandin E1, một acid béo ức chế tiểu cầu.

.

Chất làm loãng máu tự nhiên ngăn ngừa cục máu đông và các hình ảnh liên quan đến bài viết này.

Chất làm loãng máu tự nhiên ngăn ngừa cục máu đông

Chất làm loãng máu tự nhiên ngăn ngừa cục máu đông


>> Ngoài việc xem chuyên mục này bạn có thể tìm xem thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khoẻ tại nhà khác do chúng tôi cung cấp tại đây nhé: Xem nhiều hơn tại đây.

Từ khoá có liên quan đến bài viết thuốc chống đông máu.

#Chất #làm #loãng #máu #tự #nhiên #ngăn #ngừa #cục #máu #đông.

Chất làm loãng máu tự nhiên,ngăn ngừa cục máu đông.

Chất làm loãng máu tự nhiên ngăn ngừa cục máu đông.

thuốc chống đông máu.

Với những Thông tin về chủ đề thuốc chống đông máu này sẽ có ích cho bạn. Cảm ơn bạn rất nhiều.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *